Lắp đặt ống gió đúng tiêu chuẩn là điều kiện tiên quyết để hệ thống ống gió hoạt động đúng công năng, vận hành an toàn, lâu dài. Chính vì thế, thao tác này cực kỳ quan trọng, phải nắm rõ.
1. Các hệ thống ống gió cơ bản
Để lắp đặt phù hợp với từng nhà máy, doanh nghiệp…, bạn cần nắm rõ các hệ thống ống gió được sử dụng hiện nay. Có hai loại chính mà Nicestar muốn giới thiệu đó là:
1.1. Hệ thống thông gió tự nhiên
Hệ thống này có ưu điểm là khá đơn giản, rẻ nhưng không chuyên nghiệp. Người dùng có thể tự xây dựng và thiết kế thông qua các thiết bị được gắn bên trên mái nhà. Một số gia đình sử dụng quạt gió, ô thoáng. Chúng cũng chỉ được áp dụng với không gian nhỏ, đơn giản.
1.2. Hệ thống thông gió cơ khí
Đây là hệ thống thông gió hiện đại, chuyên nghiệp áp dụng với dây chuyền, nhà xưởng, hầm… lớn. Nó đòi hỏi người lắp đặt phải sở hữu kỹ thuật tốt. Khi sử dụng, hệ thống thông gió cơ khí này sẽ chủ động đẩy lượng không khí cũ ra bên ngoài môi trường. Đồng thời hút không khí từ bên ngoài vào trong.
Khi lắp đặt ống thông gió, người lắp phải tính toán dựa trên điều kiện của từng đơn vị. Đặc biệt là nơi lắp ống gió. Do vậy, người ta có thể tiến hành lắp hệ thống trên trần nhà, mái nhà. Đặc biệt, các tầng hầm, các nhà máy sản xuất, lọc hóa dầu… đều được trang bị.
Sau khi phân biệt được các hệ thống ống thông gió, tìm hiểu cách lắp đặt ống gió đúng tiêu chuẩn sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về hệ thống này
2. Quy trình lắp đặt ống gió đúng tiêu chuẩn
Để có cách lắp đặt ống gió đúng tiêu chuẩn, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sau:
2.1. Vận chuyển và nâng ống gió:
Sau khi ống gió được vận chuyển đến nơi lắp đặt, chúng được các thiết bị nâng chuyên dụng, ròng rọc, palăng hoặc thủ công để hỗ trợ nâng ống gió đến vị trí cần lắp.
2.2. Chống ăn mòn:
Để đảm bảo cách lắp đặt ống gió đúng tiêu chuẩn, cần sử dụng biện pháp sơn chống ăn mòn cho ống gió.
– Lau sạch phần bụi bẩn hoặc rỉ sét bám trên bề mặt ống gió và giữ cho ống khô ráo trước khi phun lớp sơn lót.
– Phải sơn trong môi trường khô thoáng, màng sơn mỏng, đều, nói không với việc như sơn sót, không đều, đóng cộm, nhăn nheo, lẫn tạp chất.
– Các giá treo, đỡ cũng phải được sơn chống ăn mòn như ống gió. Lưu ý cần sơn lại lớp cuối khi lắp đặt hoàn thiện hệ thống.
2.3. Cách nhiệt ống gió:
Để cách nhiệt cho ống gió, người ta sử dụng 2 biện pháp cơ bản là tấm cách nhiệt và len cách nhiệt, cụ thể như sau:
– Tấm cách nhiệt bằng vật liệu polyme có lớp bạc phủ ngoài
Sau khi vệ sinh bề mặt ống gió, bôi keo bên ngoài, cắt và dán tấm cách nhiệt lên ống gió. Sau 10 đến 12h keo sẽ khô lại. Lưu ý, tất cả các mối cắt ghép mí, nối các chi tiết đều phải bọc cách nhiệt để đảm bảo an toàn.
– Len cách nhiệt bằng sợi thủy tinh có lớp bạc phủ ngoài:
Cũng tương tự như trên, sau khi làm sạch ống gió, tiến hành bôi keo, dán đinh lên ống gió. Khoảng cách giữa các đinh với nhau là 250~300 mm, thời gian chờ keo khô là 10~12 giờ. Len được cắt và dán, ghim vào ống và được bọc thêm một lớp băng keo để phủ kín vị trí ghép nối.
2.4. Kết nối ống gió với ống gió:
Khi thưc hiện thao tác này, không được đặt dây điện, cáp điện và các loại ống dẫn khí độc hại, nhất là khí dễ cháy nổ hoặc ống dẫn chất lỏng bên trong ống gió. Đây là nguyên tắc quan trọng trong cách lắp đặt ống gió đúng tiêu chuẩn.
Lưu ý, những mối nối có thể tháo lắp được không được đặt trong sàn và tường. Giá treo, chống, đỡ không được trực tiếp treo vào mặt bích ống gió. Ống gió xuyên tường, trần phải có ống lót lồng ngoài để bảo vệ. Phải có điểm cố định thích hợp để chống rung, lắc đường ống gió treo. Các bộ phận và phụ kiện bằng kim loại dùng cho ống gió phải có lớp chống ăn mòn.
Trong cách lắp đặt ống gió đúng tiêu chuẩn, ngoài việc kết nối bằng mặt bích thép góc người ta tiến hành kết nối ống gió ở các dạng khác nhau. Các cách kết nối thường gặp là: mặt bích dạng TDC và TDF, dạng nẹp C, dạng măng xông.
2.5. Kết nối ống gió với nối mềm:
Khi nối ống gió với nối mềm, cần chú ý dùng những nối mềm có độ dài vừa đủ, không nên kéo căng hoặc để quá chùng sẽ gây chèn nghẽn lòng ống gió.
2.6. Kết nối ống gió mềm với hộp miệng gió:
Khi kết nối ống gió mềm với hộp miệng gió, dùng nẹp 20mm x 0,6 mm hoặc dây kẽm chịu xoắn tốt và chiều dài phù hợp với chu vi của ống gió mềm. Chú ý siết chặt dây đai ốc nẹp hoặc xoắn dây kẽm vào thành cổ tròn gắn trên hộp ống gió.
2.7. Kết nối ống gió với các phụ kiện khác
Thực hiện đúng cách lắp đặt ống gió đạt tiêu chuẩn phải tuân thủ nhiều bước một cách tỉ mỉ. Ngoài việc kết nối các ống gió với nhau, cần kết nối ống gió với cá phụ kiện khác để tạo ra hệ thống ống gió hoàn chỉnh. Các phụ kiện cần kết nối với ống gió bao gồm:
– Kết nối ống gió với van điều chỉnh lưu lượng, van ngăn lửa, van 1 chiều
– Kết nối ống gió với phụ kiện co, giảm cấp (tương tự kết nối ống gió với ống gió)
2.8. Lắp mái hắt (louver) và hộp gom gió (plenum box) với tường:
- Mái hắt được bắt vào lỗ mở nằm phía mặt ngoài trời của tường
- Hộp gió được bắt vào lỗ mở nằm phía trong của tường
2.9. Lắp miệng gió và hộp miệng gió với trần, tường
Miệng gió được liên kết với hộp miệng gió thành một bộ và được làm kín bằng silicone. Miệng gió có thể treo trên trần hoặc miệng gió được đặt trên trần, tường.
Sau khi hoàn thiện các bước trên bạn đã có cách lắp đặt ống gió đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cần kiểm tra lại một lần để đảm bảo công tác lắp đặt đạt hiệu quả rồi mới thử nghiệm. Chúc các bạn thành công!