Ống gió chịu nhiệt – loại vật liệu có ứng dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về sản phẩm này. Hãy cùng Nicestar tìm hiểu thêm để sở hữu sản phẩm phù hợp nhất trong bài viết dưới đây.
Ống gió chịu nhiệt là gì? Đặc điểm nổi bật
Ống gió chịu nhiệt là loại ống gió được thiết kế đặc biệt để dẫn luồng không khí hoặc khí thải trong các môi trường có nhiệt độ cao. Chúng được sản xuất từ các vật liệu chịu nhiệt tốt như nhựa chịu nhiệt, thép không gỉ, cao su silicone, hoặc hợp kim đặc biệt, đảm bảo không bị biến dạng, cháy nổ hay suy giảm hiệu suất khi hoạt động trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
Đặc điểm nổi bật của ống gió chịu nhiệt:
- Chịu được nhiệt độ cao: Một số loại ống gió có thể hoạt động ổn định ở nhiệt độ lên tới 250 độ C.
- Chống ăn mòn: Khả năng chịu tác động từ hóa chất hoặc môi trường ẩm ướt.
- Độ bền cao: Thích hợp cho các ứng dụng lâu dài trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
- Đa dạng kích thước và kiểu dáng: Dễ dàng tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng cụ thể.
Các loại ống gió chịu nhiệt
Ống gió chống cháy chịu nhiệt được sản xuất theo nhiều sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên có 4 loại dưới đây là phổ biến hơn và được nhiều khách hàng tin dùng nhất:
Loại ống | Cấu tạo | Dải nhiệt độ | Ứng dụng |
Ống chịu nhiệt độ cao silicone |
|
260°C – 325°C | Hút bụi gỗ, khí nóng từ lò hơi trong ngành thủy điện, nhiệt điện; sử dụng trong nhà máy in, máy ép nhựa, chế tạo ô tô, xe máy; dẫn khí trong các hệ thống máy sấy công nghiệp. |
Ống gió mềm chịu nhiệt độ lên tới 400°C |
|
Tối đa 400°C | Hút bụi gỗ, dẫn khí trong ngành sản xuất ắc quy; dẫn khí lò hơi cho ngành nhiệt điện, thủy điện; sử dụng trong máy sấy công nghiệp, nhà máy in, máy ép nhựa. |
Ống gió mềm nhôm giấy bạc chịu nhiệt |
|
Tối đa 150°C | Dẫn khí và thông gió cho các khu vực bếp ăn, bếp nướng; hút mùi trong các nhà bếp công nghiệp. |
Ống nhôm nhún chịu nhiệt độ cao |
|
Tối đa 400°C | Dẫn khí, hút mùi và thông gió tại các khu vực nhà bếp; sử dụng trong các môi trường yêu cầu chịu nhiệt độ cao. |
>>>>> Xem thêm:
Ứng dụng phổ biến của ống gió chịu nhiệt
Ống gió chịu nhiệt được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào khả năng chịu nhiệt tốt và tính linh hoạt cao. Một số ứng dụng tiêu biểu bao gồm:
- Hệ thống thông gió công nghiệp: Chúng thường được dùng để dẫn khí nóng từ lò hơi, hút bụi trong các nhà máy sản xuất, và thông gió cho các khu vực có nhiệt độ cao như nhà máy thép hay nhà máy điện.
- Ngành thực phẩm: Ống gió chịu nhiệt cũng được ứng dụng trong các hệ thống máy sấy thực phẩm, giúp duy trì nhiệt độ ổn định trong quá trình chế biến.
- Ngành ô tô và hàng không: Chúng được sử dụng để dẫn khí thải từ động cơ diesel và các thiết bị xả khác, đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc.
- Nhà bếp công nghiệp: Ống gió chịu nhiệt giúp hút mùi và dẫn khí trong các khu vực bếp ăn, đảm bảo không khí trong lành cho người sử dụng.
Hướng dẫn chọn ống gió chống cháy, chịu nhiệt tốt
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng, việc lựa chọn ống gió chống cháy, chịu nhiệt cần tuân theo các tiêu chí sau:
- Mục đích sử dụng hệ thống thông gió
Lựa chọn ống gió dựa trên yêu cầu hệ thống như điều hòa, hút khói, làm mát nhà xưởng, hoặc xử lý mùi hôi. Kích thước và loại ống cũng cần phù hợp với công năng sử dụng.
- Vị trí lắp đặt
Xác định nơi lắp đặt (khách sạn, nhà xưởng, nhà hàng, v.v.) để chọn loại ống gió phù hợp với môi trường và yêu cầu thẩm mỹ.
- Chất liệu và độ bền
Ống gió bằng tôn mạ kẽm, inox có độ bền cao, chống gỉ và dễ vệ sinh, thích hợp cho môi trường khắc nghiệt. Trong khi đó, ống gió mềm linh hoạt nhưng độ bền kém và khó bảo trì.
- Giá thành
Ống gió có giá cả khác nhau tùy thuộc vào chất liệu và độ bền. Ống gió tôn, inox thường đắt hơn, trong khi ống mềm có giá thấp hơn nhưng ít bền.
- Nhu cầu và ngân sách
Lựa chọn ống gió cần căn cứ vào khả năng tài chính và yêu cầu công trình, đảm bảo sự cân đối giữa chi phí và chất lượng.
Quy trình lắp đặt ống gió đúng kỹ thuật
Để lắp đặt ống gió chịu nhiệt đúng kỹ thuật và sử dụng hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo các bước lắp đặt sau đây:
- Bước 1: Sử dụng ròng rọc, palăng hoặc dụng cụ nâng phù hợp để đưa ống đến vị trí lắp đặt, tránh làm biến dạng.
- Bước 2: Làm sạch bề mặt ống trước khi sơn, đảm bảo lớp sơn mỏng, đều, không bị lẫn tạp chất. Giá treo và phụ kiện cũng cần sơn bảo vệ.
- Bước 3: Dùng tấm hoặc len cách nhiệt, bôi keo cố định và bọc kín các mối nối để giữ nhiệt tốt hơn.
- Bước 4: Lắp các ống bằng mặt bích, măng xông hoặc nẹp, không để dây điện hoặc cáp trong ống. Tránh rung lắc bằng cách cố định chắc chắn.
- Bước 5: Nối với ống mềm. Chọn nối mềm vừa phải, không quá căng hoặc lỏng để tránh tắc nghẽn.
- Bước 6: Sử dụng dây kẽm hoặc nẹp siết chặt vào cổ tròn trên hộp miệng gió để kín khí.
- Bước 7: Kết nối phụ kiện. Lắp van điều chỉnh, van ngăn lửa và các phụ kiện khác đảm bảo khớp nối kín.
- Bước 8: Gắn mái hắt bên ngoài tường và hộp gom gió phía trong, đảm bảo cố định chắc chắn.
- Bước 9: Liên kết miệng gió và hộp miệng gió bằng silicone, treo hoặc gắn tường tùy theo thiết kế.
>>>>> Có thể quan tâm: Van chặn lửa động cơ
Một số lưu bảo trì định kỳ cho ống gió chịu nhiệt
Bảo trì là việc làm cần thiết giúp duy trì hệ thống ống gió lâu dài mà không cần phải thay mới. Vì thế, bạn nên:
- Thường xuyên kiểm tra (khoảng 6 tháng/ lần) bề mặt ống và các khớp nối, vòng kẹp, và lớp keo chịu nhiệt.
- Vệ sinh hệ thống loại bỏ các bụi bẩn, dầu mỡ, hoá chất bám trên bề mặt.
- Thay ống ngay khi phát hiện có dấu hiệu hư hỏng nghiêm trọng.
- Tránh để ống bị kéo căng hoặc chịu áp lực quá lớn.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Nicestar về ống gió chịu nhiệt. Để tư vấn chi tiết hơn và mua hàng với giá ưu đãi, liên hệ ngay địa chỉ bên dưới.
CÔNG TY CỔ PHẦN NICESTAR
VPGD: A202 – BT2B, KĐT Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Số hotline: 093.620.3355
Email: nicestar.jsc@gmail.com
Website: Nicestar.vn